Sống ở trên đời gần như ai cũng muốn mình được sống thẳng thắn, hiên ngang, oai phong giữa cuộc đời. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, con người không thể cứ luôn giữ mãi sự thẳng của mình. Để đạt được mục đích trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta phải biết uốn cong nhân cách của chính mình. Chúng ta phải xun xoe, nịnh bợ một ai đấy. Chúng ta phải tỏ ra lịch sự, nhã nhặn, và tôn trọng ai đấy, dù trong lòng chúng ta không yêu mến họ, với loại người như họ, thường thì chúng ta khinh ghét. Để lấy lòng của ai đấy, chúng ta phải để mất đi cái tôi của mình, hết lòng phục vụ họ. Thậm chí chúng ta còn phải bỏ đi cả lòng tự trọng của mình. Đấy là một phần trong bức tranh của cuộc sống. Chúng ta dù là những người thành đạt và cao quý trong xã hội. Nhưng không phải lúc nào cũng cứ thẳng thắn theo ý của mình. Để đi đến sự thành công, nhiều khi chúng ta phải trả những cái giá rất đắt. Con đường đi đến sự thành công, không bao giờ là bằng phẳng cả. Để vượt qua những khó khăn, sự cản trở trên con đường đi. Chúng ta nhiều khi phải đánh mất mình, phải nhẫn lại, phải chịu đựng, phải khôn khéo, có khi còn phải lừa dối nữa.
Thế cho nên chúng ta không nên quá quan trong sự thẳng thắn làm gì. Sự trung thực bậc cao không phải là sự thật thà, mà là làm theo ý chí của mình. Một người khôn ngoan bên trong thì cứng cỏi, sắt đá, nhưng bên ngoài vẫn mềm mỏng, thay đổi theo hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Khi thì chúng ta thể hiện hết tài năng của mình, tỏa sáng trong xã hội. Khi thì chúng ta tự che lấp sự thông minh, tài giỏi của bản thân. Khi thì chúng ta thẳng thắn, mạnh mẽ tiến bước. Khi thì vội vã rút lui, tìm chỗ ẩn nấp kẻ thù. Khi thì vẻ ngoài mềm thuận theo người khác, nhưng trong lòng chúng ta đang ấp ủ những dự định riêng… Chỉ cần chúng ta vẫn giữ được cái nhân tốt là được. Đạo lý này phù hợp với sự tự nhiên của các loài sinh vật. Trong một cái cây, phần lõi vẫn cứng chắc hơn phần vỏ. Trong một con vật, bộ xương vẫn cứng chắc hơn hệ cơ bên ngoài. Con người cũng như thế, phần nhân cách bên trong thì cần phải cứng rắn, chắc khỏe. Còn những biểu hiện bên ngoài làm sao cho thật khôn khéo, thu được nhiều lợi lộc, và ít làm tổn hại đến bản thân nhiều nhất. Dù sao thì là một con người, ai cũng yêu thích sự nhã nhặn, mềm mỏng, khôn khéo và tế nhị. Đừng biến sự thẳng thắn của mình trở thành sự thô lỗ.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét