Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Mới

                                                           Tiểu thuyết: Con rơi

Tập 1: Con rơi
                     Ngày nhập học nó cũng hân hoan như ai, vì dù sao đây cũng là trường trung học chuyên nghiệp. Nó cũng thấy có một vài điểm hơn ngôi trường cũ của nó. Và cả sự lạ lẫm bỡ ngỡ với rất nhiều bạn mới. Những đôi mắt to tròn và nhìn nó đầy yêu thương. Họ không biết gì về gia đình nó, nên không khinh thường nó. Họ cũng không biết gì về nó của ngày hôm qua, nên không bắt nó phải vĩ đại thế này, hay cao quý thế kia. Nó thấy khá thoải mái. Hơn nữa, cảm giác được trở thành sinh viên cũng khá tuyệt. Nó quyết định sẽ quên hết hoàn toàn tất cả các chuyện trước đây. Cả chuyện hay lẫn chuyện không hay. Nó muốn bắt đầu lại, là một con người hoàn toàn mới.  Nếu ai muốn hỏi lại chuyện cũ, nó sẽ nói mình bị mất trí nhớ. Và năm học đầu tiên này nó sẽ coi là năm học lớp một. 
                   Nó nhẩm tính, sau ba năm, nó sẽ học đại học thêm bốn năm. Vậy là nó sẽ đạt được sự cân bằng của năm học lớp bẩy. Đấy là năm học mà nó cảm thấy mình hạnh phúc nhất. Cô giáo và các bạn đã coi nó là một thiên tài! Tiếc là chị nó đã quá ghen tỵ điều ấy. Chị ấy phá hủy quá trình học tập của nó, dấu cặp sách, vở, hay sách của nó khiến mỗi lần đi học nó vô cùng khổ sở.
      Và nó đã rất đau khổ vì bất cứ cái gì mà nó thích, nó cảm thấy hạnh phúc thì chị nó luôn tìm mọi cách để phá hủy điều ấy. Và nó không còn cảm thấy hạnh phúc nữa. Nhưng mỗi khi nó rất vui, nó lại thấy nó nhớ cái cảm giác của năm lớp bẩy và thấy thêm hạnh phúc. Nó đã cố gắng làm nhiều điều tốt, học hành tiến bộ để có cảm giác ấy nhưng chúng rất ít. Có lẽ nó đã thị lệch lạc tâm lý và cơ thể quá nhiều. Giờ thì nó quyết tâm xây dựng lại một con người mới, một nhân cách mới thật là bản lĩnh và vững vàng. Con người được tạo lên từ chính nó, từ tư duy và kiến thức của nó. Không phải con người phải nghe theo người này, hay làm theo người khác. Nó muốn sống với những nhận thức của chính mình.
                   Nó tròn mắt nhìn những ông thầy trông khá nhếch nhác, mà được giới thiệu là những người tốt nhất của trường, đứng lên bục giảng dạy chính trị đầu khóa cho các bạn sinh viên.
                  Và nó lại thấy ông ta! Ông ta nhìn nó vừa thương vừa ghét. Có vẻ như ông ta đang rất khó chịu vì thấy nó ở đây. Nó mặc kệ, nó đã lên dây cót tinh thần cho nhưng năm tháng học tại ngôi trường này. Và nó cũng không còn nơi để đi nữa. Ông ta cũng giả như không quen nó. Ông gọi từng lớp học đứng lên để mọi người biết nhau. Nó biết, ông ta có vẻ đang cố ý tìm xem nó đang học ở lớp nào. Nó thấy xấu hổ vì nó đã từng định cướp cái máy chụp ảnh của ông ta khi ông ta chụp trộm ảnh nó ở trường cũ. Giờ thì nó đến trường ông ta học, chắc ông ta sẽ hành nó dữ lắm. Nhưng mà nó mặc kệ. Nó đã chịu đủ mọi sự cay đắng và hờn tủi ở đời. Có gì đâu mà nó phải sợ? Có gì đâu mà nó không dám đương đầu?
                  Nó nhìn đi nhìn lại mảnh giấy báo nhập học trên tay, đợi mãi không thấy ông ta gọi tên lớp của nó. Mãi đến khi ông ta gọi lớp 33KT5 đứng lên, nó đứng lên bình thản trong sự khá sửng sốt của ông ta. Có lẽ ông ta nghĩ hồ sơ của nó đã bị loại và nó từ trước chỉ trà trộn vào đây để chơi chứ không phải để học. Nó không chú ý đến ông ta nữa, mấy cái mặt ngơ ngác, rúm ró lần lượt đứng lên. Có người cao ngòng nhìn như sợi dây đứng thẳng, có đứa bé tẹo, còi dí còi dọc và răng đen nhẻm, tóc thì vàng khè … khắp cả lớp nó trông may thì có vài người là không kỳ lạ so với những gì nó thường thấy. Nó bị sốc thật sự. Nó sẽ học ba năm bên những người bạn nhìn như “ cóc cáy” này ư? Họ không bằng đến 1/2 những người bạn nó học chung thời phổ thông. Học thầy không tày học bạn. Nó sẽ học được gì từ những con người như thế này? Các sinh viên ở những lớp khác cũng quay ra nhìn lớp nó, họ bắt đầu la ó vì đám sinh viên hổ đốn này. Có người thì già sụ, có đứa thì trẻ ranh, … họ bắt đầu rung rúc cười về đám sinh viên lớp nó. Nó thì choáng đến không thể chịu đựng được. Mà sao lớp nó đứng lên lâu thế? Có lẽ là vì lớp cuối cùng, nó nhìn quanh. Nó muốn thoát ra ngoài. Mọi việc từ khi bắt đầu bước chân vào ngôi trường này giường như quá sức tưởng tượng của nó. Nó không thể chấp nhận. Phải rồi, nó cứ ở nhà, trong căn phòng của nó, và cặm cụi ôn thi lại thì có làm sao? Cửa sổ ở đây khá rộng, nó rẽ đám đông định chui ra, nó không thể học cùng những đứa mà nó vốn rất ghét thế kia. Bọn chúng có thể là những tên hư hỏng bỏ học từ khi học hết lớp chín, hay đã bị đuổi học khi đang học phổ thông. Trông chúng thật “ đầu bò đầu bướu”… Nó không thể chấp nhận được, hàng ngày nó sẽ học ở trung tâm luyện thi, vậy cũng là ổn. Nó đứng mãi mà không ngồi được. Mãi nó mới ngồi phịch được xuống ghế.
                  Nó lại đứng bật dậy, mạnh mẽ, hiên ngang nhảy ra thì có người ngăn lại, họ không cho phép sinh viên đi ra từ hướng cửa sổ và bỏ về ngang chừng! Hay quá, khi nó nói nó không muốn học ở đây nữa. Rồi xin rút lại hồ sơ và học phí đã đóng. Cô giáo cười gằn một hồi rồi nói: nó có thể rút lại hồ sơ nhưng phải bồi thường thiệt hại là 3 triệu đồng! Nó choáng váng! Đúng là một lũ khốn nạn, nó nghĩ thế. Và nó cũng nghiến răng mà nói: Em đã học được cái gì? Lẽ ra nhà trường phải trả lại toàn bộ học phí cho em, sao lại còn đòi thêm tiền mới chịu trả hồ sơ?  Cô ta cười nhạt nói với nó: Đó là luật! Nó ngửa cổ lên trời. Luật gì mà bất công thế? Tự dưng nó nghĩ, nó sẽ thê thảm khi học ở ngôi trường này rồi. Tự nhiên nó có ý định sẽ nhờ ông ta rút hồ sơ cho nó. Dù sao thì ông ta cũng không muốn sự tồn tại của nó ở ngôi trường này. Nó biết rất rõ điều đó. Và có một thế lực trong trường muốn giữ nó lại? Họ là ai? Nó đang bị kẹp ở giữa, thất vọng và mệt mỏi nó bỏ về nhà.
                 Nó phải học ở đây thôi, vì nó lấy đâu ra ba triệu để bồi thường. Nếu nó không rút được hồ sơ, làm sao năm sau nó sẽ thi đại học được? Học phí của trường khá  rẻ, 50.000/1 tháng. Nếu nó đi học ở lò luyện thi sẽ tốn khoảng 150.000đ/1 tháng + chi phí đi lại và ăn uống. Hơn nữa học xong năm nhất, nếu muốn nó có thể lấy bằng trung học bổ túc. Vì có thể nó sẽ bị hãm hại trong kỳ thi trung học phổ thông tiếp theo. Nó tặc lưỡi, nó sẽ tự ôn thi lại, sẽ đỡ tốn tiền cho mẹ. Dù sao cũng là sinh viên trung cấp. Tự nhiên nó thấy hay hay. Nó ở nhờ căn nhà của dì và cậu chung tiền mua cho đỡ mất tiền nhà. Ở đó có thêm chị gái, bạn chị ấy và dì nó nữa. Nghe nói cậu đã rút tiền ra để mua ô tô, nhưng tên căn nhà đó vẫn là của cậu.
                 Chị nó đã rất cố gắng để nó không tìm được nhà đó, vì chị nó không muốn nó đến ở. Dù đã học sang năm ba nhưng chị ấy trông chẳng khách hồi học sinh phổ thông là bao. Vào đấy nó mới biết, chị ấy còn bận ăn chơi, nhảy múa và ôm ấp niềm tự hào là sinh viên cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc. Nó quan sát thì mấy chị này chẳng học hành gì nhiều ngoài những hôm kỳ thi đến. Họ còn bận yêu đương, tụ tập bạn bè và buôn chuyện với nhau. Nghe nói đó là nhóm học rốt nhất lớp. Bọn họ đều rất tự hào vì là sinh viên trường sư phạm. 
                 Nhưng một chị suốt ngày đi kèm dậy thêm ở nhà chú nào đó của chị ta, thì hóa ra đó không phải là chú. Vì vợ chú ấy là bạn với dì. Dì nói, chị ấy là bồ nhí của chú ấy, bị bạn dì đánh ghen mấy lần! Mặc dù chị ấy nói không phải thế. Nhưng nó cũng chẳng quan tâm chuyện của người khác. Kỳ lạ, mỗi lần đi vệ sinh, chị ấy hay đem theo bật lửa ga, một lần nó bất ngờ đi vào vì không biết có chị ấy ở trong. Khu vệ sinh không có cửa riêng. Nó thấy chị ấy tay cầm máy lửa, tay cầm mẩu giấy bạc như người ta hít Heerroin trong vô tuyến. Chị ấy la toáng và hất tung mọi thứ. Nó thì thật lòng xin lỗi và im lặng hoàn toàn về chuyện đó. Anh trai chị ấy là lái xe, và hay qua lại thăm chị ấy. Nó nghe thống kê trên báo ½ lái xe nghiện ma túy mà thấy rùng mình. Mà tự dưng nó không biết đấy có phải là anh trai chị ấy không? Vì một lần nó vờ ngủ vì không muốn tiếp xúc với người nhà chị ta đến thăm. Nó thấy anh ta bảo chị ấy phải đi với thêm một một người nữa. Vì dạo này chị ấy dùng nhiều quá. Anh ta còn phải lo thuốc cho anh ta nữa. Làm chị ấy la toáng và lo sợ lộ, rồi rơi nước mắt xót xa và rất đau khổ. Chị ấy rất xinh đẹp, và có thể là nạn nhân của bọn bất nhân. ...
                    Một chị nữa trông khá duyên dáng đáng yêu, từng là học sinh thanh lịch khi học phổ thông. Trông chị ấy giống như con mèo nhỏ vậy. Nghe nói người yêu chị ấy là bộ đội. Mỗi tuần họ gặp nhau một lần. Nhưng kỳ lạ, chị ấy có rất nhiều bạn trai. Ban đầu nó tưởng là người yêu chị ấy vì thấy họ rất thân mật. Có lần nó gặp chị ấy ở quán ăn, khi chị ấy đi ăn cùng bạn trai. Nó đã chào chị ấy khá tử tế và vui vẻ, ai ngờ chị ấy làm lơ và tỏ ra kinh ngạc như là không hề quen biết nó. Nó bị một vố sượng sùng và muối mặt với mọi người. Nhưng mà mặc kệ, chắc chị ấy có lý do riêng. Nó vẫn đối xử tử tế với chị ấy. Một lần cậu bạn trai ấy đến nhà tìm chị ấy. Cậu ấy rất ngỡ ngàng khi hóa ra nó là người cùng nhà với chị ý. Chả hiểu anh ta đã nghĩ gì về chị ý. 
                   Có lần mấy lần nó thấy chị ấy nói chuyện với một anh công nhân đang rất thích chị ấy ở cửa. Anh ấy cầm tay chị ấy, chị ấy nói tay chị ấy quý lắm, phải mất 500đ! Anh ấy vuốt đùi chị ấy hỏi bết bao nhiêu, chị ấy nói bảo 1000đ. Họ cười rất vui vẻ, anh ta thì rất hào hứng, hỏi thế cái ấy thì hết bao nhiêu? Nó không nghe rõ nhưng thấy hai anh chi trở nhau đi đâu đấy mãi sau mới về. Tự dưng nó thấy tò mò vì mấy chị này hay cùng bạn trai ( ngoài người yêu) đi dạo phố về đêm thì họ đi đâu? 
                    Có lần một cậu bạn ở lớp nó đến tìm chị ấy, vừa lúc chiều nó và anh ta xẩy ra xô xát ở trường. Nó đang rất ấm ức. Vậy mà buổi tối lại thấy anh ta ở nhà. Anh ta thấy nó liền buông vài lời xúc phạm. Nó tưởng anh ta đến để gây chuyện với nó, nó cầm chổi đuổi anh ta đi. Và chị ấy kết luận nó tranh người yêu của chị ấy!? Và rằng chị ấy và anh ta đã ở bên nhau suốt những năm trung học, họ là bạn thanh mai trúc mã? ... Mọi người đang nhìn nó, nó bảo anh ta học cùng lớp với nó, quê ở Nam Định và học phổ thông ở Nam Định. Còn chị ấy thì đã sống và học tập ở Vĩnh Yên!? Và nó tưởng anh ta đến để gây chuyện cãi nhau với nó. Đúng là thật lực cười, chị ấy giả tạo rất ngoth ngào, đáng thương và rất thật,  ... 
                   Nhưng mà nó chả quan tâm. Nó còn quá nhiều chuyện phải lo. Một tháng nó được mẹ cho 100 nghìn. Tiền đó nó ăn không đủ. Thế mà một chị nó tru tréo, khóc mếu vì mẹ thiên vị nó. Thật ra trước chị ấy học ở Phú Thọ chi phí rất rẻ. Những năm đó chưa có lạm phát. Mẹ lại thường xuyên gửi đồ ăn, thức uống lên cho chị ấy. Giờ thì nó chả có gì. Nó chỉ im lặng và chịu đựng mọi đắng cay trong cuộc đời đến với nó. Nó đã quen sống thụ động như thế từ nhỏrồi. Giờ nó kiên quyết phải thay đổi điều ấy, nhưng nó cần thêm thời gian.
                  Tiền mẹ cho không đủ ăn. Nó phải chia ra mỗi tuần sẽ phải ăn một bữa cháo hoặc bánh mì thay cơm. Vì chi phí cho chúng rẻ hơn. Thế mà mấy chị ấy làm như nó giàu có lắm. Họ buộc nó phải chia sẻ những mẩu bánh mì trong cơn đói. Nó buồn!
Ai đến, họ cũng đon đả mời vào ăn, nhưng nó thì không bao giờ nói một lời. Trong mắt họ, nó đần thộn, ngu ngốc và tồi tệ. Sinh nhật họ rất đông và vui, mời rất nhiều người nhưng nó không được phép tham gia. Thỉnh thoảng nó tiếp vào một câu chuyện nào nó của bọn họ, thì họ tròn mắt nhìn nhau rồi cười đầy khinh bỉ. Với họ, nó là tầng lớp khác và đáng khinh. Họ là sinh viên cao đẳng, là cán bộ nhà nước trong tương lai. Trong khi nó chỉ là học trường trung cấp. Trong mắt họ, bọn sinh viên trường trung cấp này là một lũ không biết gì! 
                  Nó mặc kệ và bắt đầu sống thu mình lại. Chị nó còn là người cầm đầu những trò xúc phạm và chà đạp nó. Hàng tuần chị ấy ra nhà dì nó để quét dọn và hầu hạ, nghe nói mỗi lần như thế dì cho chị ấy 10.000 đồng. Chị ấy thường cóp chúng để mua quần áo mới đua đòi với bạn bè. Thật ra, nếu dì thuê ngoài những công việc ấy như trước đó từng làm thì mất khoảng 30.000 đ. Thế nhưng chị ấy vẫn rất lấy làm tự hào. 
                   Có một chị nữa khá xinh và khéo léo mọi chuyện, lại có một anh người yêu khá bản lĩnh. Nó đã nghĩ chị ấy là người rất tốt sao lại là bạn với đám người ấy? Nhưng vào ngày cá tháng tư, chị ấy lừa nó là mẹ nó đang cấp cứu và nằm chờ chết trong bệnh viện lao phổi trung ương, chị nó đang ở đó. Nó đã tơi tả phi vào đó, tìm khắp các phòng bệnh, rồi đến hỏi phòng điều hành. Kết quả là không có trường hợp nào như thế, nó gọi điện về quê, mẹ nó vẫn nói oang oang ở nhà. 
                    Buồn! Mùi và nồng độ vi trùng lao trong bệnh viện này rất cao. Nó đã liên tục ói và mửa sau đó. Thật là một trò đùa kinh khủng của kẻ bất nhân. Đem tính mạng của mẹ nó ra để đùa, đẩy nó vào nơi rất có hại cho sức khỏe của nó. Nhất là mấy hôm nay nó đang bị ốm! Thế là nó tìm được điểm chung giữ chị ta và chị nó. 
                  Cũng ngày mồng một tháng tư ba năm về trước. Chị nó gần như ép nó phải nói nó là con …phò để người thầy dậy trẻ, giàu năng lực và chưa vợ ở lớp thôi không quan tâm và yêu mến nó nữa. Quay ra yêu chị ta, Khi anh này đang gọi nó ở ngoài cổng và kiên quyết hỏi nó lý do sao nó từ chối tình cảm của anh ấy.  Lý do thật sự nó từ chối anh ấy là anh ta cũng có một chút quan tâm với chị nó. Hay ít ra là chị ấy đã chuyển sang chú ý đến anh ta, từ việc theo đuổi đơn phương anh thầy giáo từng là người yêu của chị gái đầu nó. Xem ra thì ô trọc như nhau, nên chị ta rất cố gắng để giành giật. Vì nó trong mắt của chị ta, nó luôn nhỏ bé và vô vi. Cũng tại nó ban đầu không biết, suốt ngày cứ kể về anh ấy ở nhà. Lâu rồi thì sinh chuyện.
                 Buồn! Nó quyết định từ chối anh. Nếu là người yêu của anh lúc này nó sẽ bị chị lấy mất mạng bất cứ lúc nào cũng lên. Nó quá hiểu bản chất cái con người chị ấy. Hơn nữa, anh muốn nó nghỉ học ở nhà và kết hôn với anh để khỏi mang tiếng “ thầy giáo lấy học sinh”. Từ nhỏ nó luôn mơ ước trở thành một cô gái tự lập, thành đạt và giàu có. Nó không thể chuyển từ việc ăn bám mẹ sang ăn bám anh ta. Việc học là cứu cánh duy nhất giúp nó thoát ra khỏi cảnh cơ cực này. Đó là ước mơ và là tương lai của nó.  Một mặt nữa là anh muốn mảnh vườn mẹ cho sau khi cưới sẽ đứng tên anh. Vì anh sợ mang tiếng ở rể. Hai người sẽ cưới nhau nhưng không đăng ký kết hôn vì nó chưa đủ tuổi. Xung quanh anh không thiếu những người học hành tử tế, công ăn việc làm ổn định, gia đình tử tế lại rất yêu anh. Kế hoạch anh vẽ ra trong mắt nó quả là quá mạo hiểm. Nó muốn thuận theo ý chị, để chị ta thôi không tìm cách khác hủy diệt nó, mà nó có thể không lường trước được. 
                     Nó chỉ là một cô bé mới lớn, và nó sẽ lợi dụng ngày " quốc tế nói dối " này để làm một phép thử. Nếu anh chấp nhận được việc nó làm gái và bị nhiễm Si Đa?  Anh vẫn ở bên nó để chăm sóc nó trong quãng đời còn lại. Thì nó sẽ bỏ học vì anh, sống cả đời vì anh, mảnh đất mẹ cho sau khi kết hôn không có đăng ký sẽ đứng tên anh. Anh dám mạo hiểm tính mạng vì nó, nó sẽ mạo hiểm cả tương lai của mình vì anh. Còn nếu anh đến với nó chỉ vì nhà, vì đất như nhiều người nói với nó. Vì anh đang có cuộc sống khá vất vả trong khu tập thể.  Và nếu anh đã nói với cô người yêu xinh đẹp ở trường là nó là em gái? Sẽ ở cùng nhà với anh khi anh chị ấy kết hôn? Là sự thật như lời chị ấy đã nói với nó. Anh sẽ đem chuyện này ra nói cho cả thiên hạ biết. Và nó sẽ có một vỏ bọc vô cùng an toàn trong cái gia đình đại loạn nhà nó. Những gã đàn ông khốn nạn sẽ không dám động chạm đến nó. Vì gia cảnh nhà nó tan nát, không còn giữ được sự tôn trọng của mọi người. Nó sẽ chỉ tập trung vào học và xây dựng lại nhân cách để không bao giờ yêu loại người như anh ta. Khoảng 15 năm sau nó mới  lấy chồng, và anh ta thì đã tự vả vào mặt mình vì đã vu khống nó.
                   Có thể có rất nhiều cách để nó vượt qua chuyện với anh. Nhưng nó đã phải dùng hạ sách. Vì nó có một người chị vô cùng nhẫn tâm và tàn ác. Đáng sợ hơn là chị ta rất thông minh và giỏi giả tạo.
                  Anh của nó đã vội vã đi lấy người khác. Anh nói, em bị như thế thì còn hi vọng gì? Anh muốn nó tự xác chết để cho anh không bị mang tiếng….
                  Dì nó thì thỉnh thoảng mời cả phòng đi ăn chè. Đầu tháng dì thấy nó có 100 nghìn thì tìm mọi cách để nó phải chiêu đãi dì cái gì đấy, khiến nó rất đau khổ. Cuối tháng thấy nó hết sạch tiền thì dì thấy ghét cái mặt không thèm của, vì lúc có tiền đã không mua gì cho dì ý!? Thỉnh thoảng nó đã bị đám bạn đầu gấu ở lớp trấn lột mất một vài nghìn. Tháng đó với nó chìm trong đói khát. Một vài nghìn lúc ấy là một tài sản lớn của nó. Dì còn cứ hở ra là xúc phạm và chà đạp nó. Gì cứ lấy cớ nó viết tay trái để xúc phạm nó. Nó đã rất mệt mỏi về bà dì gian dối, giả tạo và đểu giả này.
                   Nó biết các chị không ưa gì nó,  thế là nó hay kiếm cớ đi học sớm và về nhà muộn để đỡ gặp các chị ấy.  Chi phí ở ký túc cũng khá cao. Nó từng viết đơn xin vào ký túc, khi dì vô tình phát hiện. Dì nói với mọi người trong gia đình là nó “ đuổi dì ấy đi”? Thực tế thì tất cả mọi người đều chứng kiến. Chỉ thấy dì ấy thường xuyên xúc phạm và nhục mạ nó. Nó chỉ im lặng, và khi không còn chịu đựng được nữa, nó viết đơn xin vào ký túc ở. Thế mà dì lại biến thái ra như vậy. Thỉnh thoảng dì cho nó gói kẹo để xoa dịu cơn xúc phạm vừa qua với nó, nó treo đó mà không ăn. Lâu rồi cũng thành mấy gói. Có hôm dì lấy chuyện nó ăn những gói kẹo đó một mình ra để chửi nó với mọi người. Nó chỉ ba gói kẹo lạc còn nguyên, thế mà dì làm như đã mua cho nó cả triệu tiền kẹo lạc vậy!? May mà nó đã không ăn cái nào, vì loại kẹo ấy quá ngọt so với nó.
                      Một lần khi đi ăn về, nó vô tình thấy các chị đang nói chuyện với nhau: họ bảo họ ghê tớm nó, khi ai vào nhà phải giới thiệu nó là học trường Nghiệp Vụ 1 họ thấy rất xấu hổ, và nó và tất cả bọn học sinh trường Nghiệp Vụ là một lũ vô cùng ngu ngốc không biết một cái gì, mấy chữ tiếng anh đơn giản cũng không biết … Nó buồn và cảm thấy bị xúc phạm ghê gướm. Nó đi vào trường dù còn khá lâu mới đến giờ học. Nó cần suy nghĩ… Họ đã đến trường để trắc chắn nó đã nghe thấy mẩu đối thoại của họ. Nó xả vào cái đám sinh viên nghành sư phạm mà có lối sống vô giáo dục ấy một tràng những câu bằng tiếng anh với sự coi thường tột độ. Cái đám sinh viên ấy thì là cái gì cơ chứ? Không lẽ mấy nghìn sinh viên trong cái trường này lại không phải là người? Đúng là một lũ đạo đức giả. Thế mà trước mặt nó, bọn này vẫn cứ hon hót, ngọt ngào…
                    Cả đám ấy dậm dọa sẽ bỏ đi khi thấy nó ở nhà chỉ im lặng và học bài của mình. Nó đã bắt đầu ôn thi lại đại học. Nó mặc kệ, nói mãi, không thấy nó phản ứng gì. Tụi ấy đi tìm nhà trọ khác thật. Họ sắp dọn đi thật, nó vẫn mặc kệ họ. Dù sao cũng ở cùng nhau có một thời gian ngắn mà đã có bao nhiêu chuyện buồn! Và họ khinh ghét nó nhiều đến vậy, không lẽ nó lại giữ họ lại?

                     Dì cũng dọn đi vì dì đã chuyển được hẳn công việc xuống Hà Nội. Trước khi đi dì còn lừa là đã đóng hết cả năm tiền điện nước cho nó rồi. Mãi khi thợ điện đến cắt điện, nhà máy nước đến cắt nước nó mới biết dì nói dối. Có vẻ như di luôn cố gắng giới thiệu với mọi người nó là con nhà quê ngu ngốc và không biết gì! Mỗi lần đi đâu với dì, dì luôn cố gắng làm điều đó. Và nó ở đó một mình. Đương nhiên là có nhiều người khác có chìa khóa căn nhà này. Vì nó thấy đồ đạc đôi khi bị đập phá mỗi khi nó nghỉ cuối tuần ở nhà đến. Hàng xóm cũng xì xào và mach nhỏ nó. Có lần nó đến sớm và bắt gặp chị gái đầu của nó lôi một gã già về đó để ngủ! Thật là ôi uế, nó đuổi thẳng và lấy lại chìa khóa.  Thi thoảng nó cũng cho mọi người ở cùng để thu được một chút tiền thuê nhưng mà lợi bất cập hại, nó thấy rất mệt mỏi về điều ấy lên thôi.

                                                          Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các bài viết


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét