Cuộc sống là một cuộc hành trình dài. Mà chúng ta dù sao cũng chỉ là những con người bình thường trong xã hội. Chúng ta không phải là thánh nhân. Việc mắc lỗi là một việc rất bình thường. Người càng hành động nhiều, càng có nhiều lỗi. Lỗi có lẽ đã là một phần tất yếu trong cuộc sống của mỗi người. Nhưng con người chúng ta hơn nhau là biết lấy cái mực thước là đạo lý để sửa mình. Chứ không để lỗi chồng lên lỗi, đã sai lại càng thêm sai.
Với những người có nhân cách yếu. Dù nhận thức được lỗi sai. Dù biết đâu là điều phải thể theo. Nhưng họ không dễ sửa được mình một cách rứt khoát. Hôm nay họ trở về với con người lương thiện, hành động đúng với đạo lý ở đời. Ngày mai họ lại mắc lỗi. Tuy lại nhanh chóng sửa sai. Nhưng sự lặp đi lặp lại lỗi lầm đó là một điều nguy. Vì nếu lỗi lầm trở thành một thói quen, một nếp sống thì là điều rất có hại. Có thể môi trường sống đã không ủng hộ sự tốt đẹp, chính đáng của họ nên mới như thế. Nếu một ngày họ không trở lại con đường chính đạo, ngay thẳng, trung thực thì sao? Vì thế mỗi lần họ trở lại những điều đúng đắn thì là điều rất vui.
Trẻ nhỏ là những đối tượng hay bị như vậy nhất. Vì chúng đang ở giai đoạn học hỏi vươn lên, nhân cách chưa hoàn thiện. Chúng sẽ rất dễ mắc lỗi sai. Dù biết điều gì là đúng, điều gì là sai. Vì nhân cách non yếu khiến chúng rất hay bị cám dỗ và rơi vào những niềm đam mê không chính đáng. Vì thế, khi giáo dục một đứa trẻ, chúng ta phải luôn quan tâm, chú ý đến mọi hành động của chúng. Khi chúng phát sinh lỗi sai, chúng ta cần uấn nắn kịp thời. Tránh để những lỗi sai đó thành nếp, và rồi trở thành nhân cách của trẻ. Không phải cái gì đã thấy trẻ có biểu hiện tốt rồi thì chúng ta không còn quan tâm, chú ý đến nó nữa. Vì thật ra, với tụi trẻ, trong cùng một sự việc, hôm nay chúng có thể tốt, ngày mai chúng có thể xấu. Hôm nay chúng làm theo điều đúng, ngày mai chúng làm theo điều sai. Có lẽ vì thế mà Khổng Tử ngày xưa nói: phụ nữ và trẻ con là những đối tượng khó dạy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét