Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Chữ lễ

       Có khi nào bạn tự hỏi loài người khác loài thú ở điểm gì chưa? Chúng ta vẫn ăn, vẫn uống, vẫn ngủ … như một loài thú? Xin thưa với các bạn, con người chúng ta khác loài thú là ở chữ “ lễ”. Chữ “ lễ” là một trong những phẩm chất rất đậm chất người. Nó phân biệt loài người với loài thú.

       Vậy chữ “ lễ” là gì? Mà ta thường thấy trong các trường học ở Việt Nam rất hay có một khẩu hiệu rất to viết” Tiên học lễ, hậu học văn”. Xin thưa với các bạn là, chữ “ lễ” ở đây là những nghi lễ truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Chữ “ lễ” ở đây còn là các quy định về lễ giáo của các mối quan hệ mang tính cơ bản của xã hội, đó là: cha mẹ với con cái, anh chị em trong một gia đình với nhau, học trò với thầy giáo, bạn bè với nhau… Từ cách ứng xử của mỗi người trong cách mối quan hệ kể trên. Người ta có thể thấy phần lớn nhân cách của người đó. Biết rằng người đó đáng được tôn trọng hay không? ….
       Cuộc sống của con người đa phần là chuỗi ngày mưu sinh vất vả. Người ta đấu với nhau bằng sức, bằng trí. Người nào mạnh, người nào giỏi, người ấy chiến thắng trong các cuộc đua tranh ở đời. Mà chiến thắng luôn gắn liền với tiền tài, địa vị, danh vọng … Vì thế, chữ “ lễ” trong thời hiện đại ở các nước phương Đông, vốn không còn được xem trọng như ngày xưa.
       Tuy nhiên, như người xưa có câu: Giàu có sinh lễ nghĩa. Những người giàu có, cuộc sống vật chất của cả gia đình mấy đời của họ đã được đảm bảo. Họ có nhu cầu được tôn trọng hơn. Họ có xu hướng giúp đỡ người khác nhiều hơn. Cách để họ được người khác tôn trọng là học trang bịhọc vấn cho bản thân mình. Và việc học đầu tiên là học “ lễ”, học “ nghĩa” ở đời. Học “lễ “ là học cách thể hiện lòng tôn trọng, yêu thương với người khác. Đó cũng là cách duy nhất khiến nhiều người khác yêu thương, kính trọng bản thân mình. Khi con người quay về chữ “ lễ” thì sẽ dẫn đến chữ “ nhân”. Người có lòng nhân đức sẽ được mọi người ca ngợi, yêu thương và kính trọng. Điều này là một điều vô cùng tốt đẹp, vì thế rất đáng mừng.

                                                                Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết

<< Mẫu bài trí phòng sinh hoạt chung




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét